Thảo Luận Về Bệnh
Banner trái
Tư Vấn Bệnh Nhân

Điều trị u tuyến giáp

1.U tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp là những khối u (bướu) chứa đầy chất rắn hoặc chất lỏng hình thành trong tuyến giáp – một tuyến nhỏ nằm trước vùng cổ, ngay trên xương ức. Khối này sẽ làm thay đổi hệ thống sức khỏe của tuyến giáp, đôi khi là chức năng của cả vùng, gây mất thẩm mỹ

Đa số các khối u tuyến giáp là lành tính, nhưng có khoảng 5% là ác tính. Tỉ lệ mắc bệnh về tuyến giáp tăng lên theo tuổi và thường gặp nhiều ở phụ nữ (5 nữ/1 nam)

U tuyến giáp có phải là ung thư?
U tuyến giáp có thể là các khối lành tính hoặc ác tính (ung thư tuyến giáp) tuy nhiên như đã nói ở trên trường hợp u ác tính thường ít thấy hơn u lành tính và tỉ lệ nữ mắc nhiều hơn nam
Ung thư tuyến giáp không còn xa lạ với nhiều người, đây là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên lại có tỉ lệ sống cao, trung bình khoảng 90-95% nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

2.Những biểu hiện của u tuyến giáp

Các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót do hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Để có biện pháp điều trị kịp thời, cách tốt nhất là tầm soát, sàng lọc sớm.

Tuyến giáp nằm ở vị trí phía trước cổ nên bạn cần đi khám ngay khi có những biểu hiện:

biểu hiện u tuyến giáp

 

-Sờ thấy có khối u ở cổ

-Nổi hạch to ở cổ

-Ho mạn tính kéo dài

-Bị khàn giọng

-Khó nuốt, khó thở

-Đau trong họng hoặc vùng cổ

Một số ít u tuyến giáp là ung thư (ác tính), nhưng để xác định một khối u tuyến giáp là u ác tính thì không thể chỉ dựa vào một số triệu chứng riêng lẻ mà cần phải làm một số xét nghiệm chính xác. Hầu hết các loại ung thư tuyến giáp phát triển chậm và có thể còn nhỏ khi mới phát hiện

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập đến trong bài viết này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ

3.U tuyến giáp có nguy hiểm không?

U tuyến giáp có nguy hiểm ko còn tùy thuộc vào tính chất lành tính hay ác tính và kích thước khối u

*Đối với u tuyến giáp lành tính: mà chức năng tuyến vẫn bình thường thì không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên khi các nhân giáp cũng có thể sản xuất hóc môn, gây nên cường giáp mà không được điều trị thì có thể gây nên những biến chứng:

-Rối loạn chức năng tim mạch: Nhịp tim nhanh, suy tim sung huyết, ngừng tim đột ngột, tăng huyết áp

Rối loạn nhịp tim hoặc các vấn đề về mang thai

-Các vấn đề về mang thai: tăng nguy cơ sảy thai, sinh non,trẻ sinh ra bị nhẹ cân,…

-Vấn đề về mắt: Mắt khô và cay, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ hoặc nhòe, mắt đỏ, lồi mắt. Đa số các trường hợp bị nhẹ, nhưng nếu cường giáp không được điều trị thì có đến 20 – 30% nguy cơ mất thị lực

-Cơn bão giáp: đây là một sự bùng phát bất ngờ do hóc môn tuyến giáp tăng cao đột biến gây nên sốt, nhịp tim nhanh, sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa, vàng da và mắt, kích động mất ý thức. Đây là trường hợp khẩn cấp cần được cấp cứu ngay

*Khi khối u tuyến giáp có kích thước lớn sẽ gây:

-Khàn giọng, mất tiếng

-Khó nuốt, khó thở

-Ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mặc cảm, thiếu tự tin

*Biến chứng của u tuyến giáp ác tính (ung thư tuyến giáp):

-Di căn đến các cơ quan khác gây rối loạn hoạt động chức năng

-Nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

4.U tuyến giáp và cách điều trị

xét nghiệm u tuyến giáp

Xét nghiệm chuẩn đoán u tuyến giáp

Để chẩn đoán chính xác căn nguyên u cần làm xét nghiệm hormon, sinh thiết và siêu âm tuyến giáp. Trong đó, xét nghiệm hormon đều xem có bị tăng trưởng cường giáp hay không, còn siêu âm giúp xác định vị trí u và đặc tính của chúng.

Tiếp theo các bác sĩ thường lấy sinh thiết để xác định u lành tính hay ác tính sau đó tùy thuộc vào kích thước, tính chất, thành phần của u mà có điều trị thích hợp.

U tuyến giáp lành tính các phương pháp điều trị bao gồm:
-Chờ đợi:
Nếu sinh thiết cho kết quả u tuyến giáp là lành tính, bác sĩ có thể gợi ý bạn chỉ cần theo dõi mà không cần can thiệp gì thêm. Điều này có nghĩa là bệnh nhân chỉ cần được đánh giá lâm sàng và các xét nghiệm chức năng tuyến giáp theo những khoảng thời gian tái khám đều đặn
Bạn có thể được yêu cầu sinh thiết lại nếu thấy khối u lớn hơn lúc đầu. Nếu u tuyến giáp lành tính không thay đổi về kích thước, bạn có thể không cần điều trị gì thêm.
Phẫu thuật:
Phẫu thuật u tuyến giáp
Phẫu thuật là cần thiết trong trường hợp u tuyến giáp lớn đến nỗi khiến bạn khó thở, nuốt nghẹn hoặc ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ.
Phẫu thuật cũng được xem xét đối với những người có bướu đa nhân lớn, đặc biệt khi bướu gây co thắt đường hô hấp, thực quản hoặc mạch máu

Bướu được chẩn đoán là không xác định hoặc nghi ngờ ác tính cũng cần phải được phẫu thuật để có thể kiểm tra các dấu hiệu ung thư dễ dàng hơn

Đối với u tuyến giáp ác tính( ung thư tuyến giáp):
Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất trong điều trị ung thư tuyến giáp, trong đó phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp kết hợp nạo vét hạch cổ là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Tuy nhiên, vẫn phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà lựa chọn các phương pháp phù hợp cắt bỏ toàn bộ hay một phần tuyến giáp

5.U tuyến giáp lành tính có nên mổ không? Kích thước bao nhiêu thì phải mổ

Đối với khối u tuyến giáp lành tính, bệnh nhân thường được chỉ định điều trị như sau:

Nếu khối u có kích thước nhỏ (có đường kính từ 1-2 cm) thì bệnh nhân có thể chưa cần điều trị gì, chỉ cần khám, theo dõi định kỳ, chọc xét nghiệm tế bào định kỳ hàng năm. Trong trường hợp khối u tăng kích thước nhanh hoặc xuất hiện tế bào ung thư, bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật.

Nếu u tuyến giáp có kích thước trung bình (có đường kính 2-3 cm), thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng hormone tuyến giáp L-T4 trong vòng ít nhất 6 tháng, sau đó kiểm tra, đánh giá lại. Nếu khối u nhỏ hơn so với trước sẽ tiếp tục điều trị và theo dõi, tái khám. Còn nếu khối u to lên hoặc không có dấu hiệu nhỏ đi, có thể sẽ phải phẫu thuật.

Với những khối u có kích thước lớn, trên 4 cm gây sưng vùng cổ và gây chèn ép, gây khó nuốt, khó thở, thường bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật mổ tuyến giáp

6.Quy trình mổ u tuyến giáp

-Chuẩn bị cho ca phẫu thuật

Bạn được làm môt số các xét nghiệm cần thiết như chụp CT, siêu âm, hoặc chọc hút bằng kim để có một bức tranh rõ ràng hơn về tuyến giáp của bạn trước khi bắt đầu để loại bỏ nó

quy trình mổ u tuyến giáp

Bác sĩ phẫu thuật cũng muốn đảm bảo rằng bạn đang ở trong tình trạng tốt để tiến hành phẫu thuật. Cũng như dặn dò mốt số yếu cầu ví dụ như: nhịn ăn uống từ đêm hôm trước, bỏ hút thuốc 2 -4 tuần trước phẫu thuật(nếu có),…

-Tiến hành phẫu thuật:

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có thể được thực hiện cả với bệnh nhân nội trú hoặc ngoại trú tùy thuộc vào bác sĩ phẫu thuật và trường hợp của bạn. Ca mổ có thể kéo dài từ 45 phút đến 3 giờ đồng hồ

Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường ngang ở phía trước cổ của bạn, thường là trên một nếp gấp phía cổ để đảm bảo rằng sau khi lành vết mổ, đó chỉ như một nếp gấp đậm màu hơn nơi cổ của bạn

 

 

Sau khi loại bỏ tuyến giáp, bác sĩ phẫu thuật đóng kín bằng các mũi khâu hoặc các phương pháp liên kết da-mô khác. Bác sĩ phẫu thuật sẽ hướng dẫn bạn biết cách chăm sóc, thay băng cho vết mổ để đảm bảo liền nhanh nhất, sẹo mổ để lại bé nhất

-Phục hồi sau phẫu thuật

Bạn có thể sẽ có một cơn đau họng khi bạn tỉnh dậy, nhưng nó chỉ đau ngang với viêm họng nặng bạn mắc khi còn nhỏ. Bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức cơ bắp cổ vì đó là vị trí phẫu thuật.

Sau mổ cắt bỏ tuyến giáp, bệnh nhân được khuyên không làm bất cứ điều gì trong 3 hoặc 4 ngày đầu tiên ngoại trừ nằm trên giường hoặc trên chiếc ghế và xem TV. Dùng thuốc giảm đau đúng giờ theo hướng dẫn của bác sỹ

Thông thường bệnh nhân sẽ mất 1-2 tuần nghỉ làm việc để phục hồi hoàn toàn.

7.Khám và phẫu thuật u tuyến giáp ở đâu tốt?

8.Chi phí mổ u tuyến giáp hết bao nhiêu tiền?

Mổ u tuyến giáp bao nhiêu tiền sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

-Loại phẫu thuật tuyến giáp mà bác sĩ chỉ định( cắt một thùy, gần hết hay toàn bộ tuyến giáp)

-Phương pháp mổ: Thường hay nội soi

-Người bệnh có bảo hiểm xã hội hay không?

-Cơ sở y tế, bệnh viện mà người bệnh lựa chọn phẫu thuật

-Thời gian nằm viện và tốc độ hồi phục của bệnh nhân

Để đảm bảo ca mổ diễn ra an toàn, hiệu quả người bệnh cần xem xét sự uy tín của bệnh viện cũng như bác sĩ để có một ca mổ thành công

9.Lời khuyên của bác sĩ đối với bệnh nhân mắc u tuyến giáp

Băn khoăn lớn nhất của người bệnh khi phát hiện u tuyến giáp là có nên mổ hay không

Theo bác sĩ tư vấn thì:

Một khi bạn có u tuyến giáp, bắt buộc bạn phải mổ, đặc biệt là u thể đặc. Đối với những khối u tuyến giáp thể nang nước mà to quá thì cũng cần phải mổ. Đặc biệt lưu ý những khối u vừa nang vừa đặc thì càng phải mổ để xác định xem đó là u lành hay u dữ để có biện pháp điều trị kịp thời

Nếu là u lành thì có thể để lại để theo dõi. Nếu là u ác tính thì bệnh nhân nên được phẫu thuật. Đó là hai chỉ định rõ ràng về khối u. Còn thực tế đã là khối u đều cần phải mổ. Tất nhiên là những khối u nang tuyến giáp tương đối nhỏ, siêu âm thấy đây là u lành tính thì bác sĩ có thể để lại và theo dõi. Nhưng với những u lớn trên 3cm thì bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bỏ. Nếu để lại, khối u sẽ phát triển lên và nếu càng to lên sẽ gây hiện tượng chảy máu trong u, gây viêm các tuyến xung quanh, tạo cảm giác khó chịu, mất thẩm mỹ…

Tùy từng chỉ định mổ, thông thường chúng tôi khuyên người bệnh cắt hết kể cả u lành vì để lại cũng không giải quyết được gì cả. Hơn nữa, việc để lại cũng phải dùng thuốc và nguy cơ tái phát lại cao hơn.

Do đó căn cứ vào tình hình của các trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân

Ngay khi xuất hiện những biểu hiện, triệu chứng kể trên bạn cần đi khám ngay. Hoặc hỏi ý kiến bác sĩ từ xa để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời hiệu quả nhất

Trên đây là những kiến thức tổng hợp về căn bệnh U tuyến giáp. Nếu có câu hỏi gì cần giải đáp bạn có thể liên hệ để được bác sĩ trực tiếp tư vấn trả lời sớm nhất qua đó điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả

Xem thêm

0912290206