Người bệnh hỏi: Bác Sâm ơi bác cho cháu hỏi nếu cháu bị ung thư trong quá trình mang thai thì khả năng di truyền sang con cao k bác?
Bs sâm trả lời:
- Bệnh di truyền là do cha mẹ truyền cho con qua trứng của mẹ và qua tinh trùng của bố.
- Như vậy bệnh đã có từ trong khi mang thai. Có các loại bệnh di truyền như sau:
1. Bệnh di truyền trội là do bất thường ở một gen, có thể chỉ cần nhận gen bệnh hoặc từ bố hoặc từ mẹ là sẽ thành bệnh ở các con. Nguy cơ con của họ sẽ mắc bệnh di truyền là 1/2 cơ hội.
2. Bệnh di truyền lặn là do bất thường ở cả hai gen, có nghĩa là cả bố và mẹ đều phải mang gen bệnh của cùng một bệnh thì mới di truyền sang con để thành bệnh. Nguy cơ con của họ mắc bệnh di truyền là 1/4 cơ hội mắc bệnh.
3. Bệnh do di truyền liên kết nhiễm sắc thể X hay còn gọi là di truyền liên kết giới tính. Hầu hết là do bất thường gen lặn. Trẻ nam sẽ mang nhiễm sắc thể X Y, trong đó X thừa hưởng từ mẹ, nếu mẹ bị bệnh thì trẻ nam đó sẽ bị bệnh. Bệnh mù màu thuộc loại thuộc loại này.
Và rất nhiều loại bệnh di truyền khác
*** Các nhóm bệnh di truyền nguy hiểm thường gặp cần biết
- Có khoảng 6000 bệnh lý và các hội chứng di truyền do đột biến các gen. Có những đột biến gen di truyền có thể kiểm soát và điều trị sớm đc như: không dung nạp lactose, không dung nạp cồn, dị ứng phấn hoa, rối loại lipid máu...
- Có những đột biến gen di truyền phức tạp và khó chữa như: tự kỷ, xơ nang phổi, bệnh tự miễn...
Có 4 nhóm bệnh lý di truyền có nguyên nhân do rối loại gen:
1. Nhóm bệnh ung thư
2. Nhóm bệnh tim mạch
3. Nhóm bệnh thoái hóa thần kinh
4. Nhóm bệnh dị tật bẩm sinh
*** Có 10 bệnh do đột biến gen di truyền thường gặp:
1. Hội chứng Patau bất thường ở nhiễm sắc thể thứ 13.
2. Hội chứng Edward bất thường ở nhiễm sắc thể thứ 18.
3. Hội chứng Down bất thường ở nhiễm sắc thể thứ 21.
4. Hội chứng Klinefeter là hiện tượng không thể phân ly nhiễm sắc thể ở nam giới.
5. Hội chứng Tunner là do mất một phần hoặc do mất hoàn toàn một nhiễm sắc thể giới tính.
6. Bệnh máu khó đông di truyền ( hemophilie A) là do liên hệ đến nhiễm sắc thể giới tính X.
7. Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.
8. Bệnh mù màu.
9. Bệnh động kinh.
10. Bệnh tan máu huyết tán Thalassemia, do các gen lặn, nếu cả hai bố mẹ đều mang gen bệnh thì 75% con của họ sẽ bị bệnh.
- Trên đây là những kiến thức rất cơ bản để mọi người hình dung về bệnh di truyền.
- Như vậy bố hoặc mẹ bị ung thư tuyến giáp, hoặc cả bố và mẹ cùng bị ung thư tuyến giáp thì các con của họ có nguy cơ bị bệnh ung thư tuyến giáp, hoặc sẽ mang gen ung thư tuyến giáp chứ không phải tất cả các con của họ sẽ bị ung thư tuyến giáp.
- Ung thư tuyến giáp có thể do rối loại di truyền và sẽ truyền cho thế hệ sau.
- Ung thư tuyến giáp có thể không do rối loại di truyền, do nguyên nhân khác và sẽ không di truyền cho thế hệ sau.
- Bạn bị ung thư tuyến giáp nhưng không phải tất cả các con của bạn sẽ ung thư.
- Bạn không bị ung thư tuyến giáp thì không có nghĩa là các con của bạn sẽ không bị ung thư tuyến giáp.
*** Về lý thuyết thì phải khám trước khi kết hôn để tìm ra các gen bệnh để không kết hôn, để phòng tránh một số bệnh di truyền nguy hiểm. Nhưng thực tế khó mà thực hiện được vì khi tình yêu đến " bố em cũng không cấm đc, kkkkk"
- Có những bệnh di truyền sẽ phát hiện sớm, có những bệnh di truyền sẽ phát bệnh muộn, cách duy nhất là khám và phát hiện kịp thời.
- Rất may ung thư tuyến giáp không nặng, do đó bạn hãy giữ gìn sức khỏe, nuôi dạy con khỏe mạnh, khám định kỳ là cách tốt nhất!
Bs Mai Văn Sâm 0912290206
Tại sao sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp rồi mà lại phải uống xạ để xóa mô giáp làm gì?
Tuyến giáp có 2 thùy, để tiết hóc môn tuyến giáp, hóc môn tuyến giáp vô cùng quan trọng với sức khỏe.
Khi bạn có khối u, ví dụ như u giáp, u vú..... lập tức bạn có suy nghĩ không biết có thuốc gì để làm chậm sự phát triển của u, thậm chí nhiều người còn muốn có thuốc để tan biến ngay u
Mọi người cứ nghĩ rất đơn giản là u nằm sát vỏ thì nguy hiểm, còn u nằm trong lòng tuyến giáp thì an toàn. Suy nghĩ như thế là sai hoàn toàn.
Tuyến cận giáp là một trong các tuyến nội tiết có kích thước rất nhỏ chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng có vai trò sống còn
Đi khám ở nơi có Bs phải chuyên khoa, chuyên về ung thư tuyến giáp. Đặc biệt là chỗ khám không được đông, không được quá tải thì các Bs mới khám kỹ được, không bỏ sót tổn thương, đáng đồng tiền bỏ ra và thời gian đi khám bệnh của mình.
Khi nghe tới từ hóc môn, nội tiết mọi người luôn luôn hỏi, liệu sau mổ tuyến giáp tôi có đẻ được nữa không?
Xét nghiệm u và hạch tức thì trong lúc mổ hay còn gọi là cắt lạnh trong lúc mổ
Màu của nhân hay còn gọi là âm của nhân khi sóng siêu âm đi qua, Ranh giới của khối u, Bờ của khối u, Vi vôi hóa, Trục của u, Tăng sinh mạch, Ngoài ra có thêm hạch cổ bất thường như mất rốn hạch, hạch có dịch, hạch có vi vôi.
Rất nhiều người bệnh lo lắng, có chỉ định nhổ răng số 8 mọc lệch, hoặc các răng hỏng nặng, đau nhiều, áp xe nhiều lần cần phải nhổ bỏ, nhưng khi đi khám răng thì các Bs không nhổ cho, Bs từ chối nhổ.