Một bạn hỏi: Nếu tổn thương tuyến cận giáp sau mổ tuyến giáp thì tiêm canxi hay tiêm hóc môn tuyến cận giáp?
Xin trả lời:
- Tuyến cận giáp là một trong các tuyến nội tiết có kích thước rất nhỏ chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng có vai trò sống còn.
- PTH (Parathyroid Hormone) là hormon được tạo ra bởi bốn tuyến cận giáp nhỏ ở vùng cổ, phía sau tuyến giáp.
- Tuyến cận giáp nằm cạnh tuyến giáp, có chung mạch máu nuôi với tuyến giáp, mạch máu rất nhỏ nhưng chức năng khác hoàn toàn tuyến giáp.
- Nếu mổ không tỉ mỉ thì rất dễ sảy ra tai biến tổn thương vĩnh viễn tuyến cận giáp. Đặc biệt sử dụng dao siêu âm, dao leagasure để mổ tuyến giáp rất dễ gây tai biến cho tuyến cận giáp.
+ Tác dụng của hormone
- Đây là một hormone sinh mạng của cơ thể, Hormon PTH là một chuỗi peptide đơn gồm 84 acid amin. Hormon PTH điều hòa nồng độ ion Canxi và ion Phosphate trong huyết tương. Dưới tác dụng của hormon PTH, nồng độ ion canxi huyết tương tăng lên nhưng ngược lại nồng độ ion phosphate lại giảm đi.
- Hormon PTH thực hiện chức năng này bằng những tác dụng trên xương, thận và ruột.
1. Tác dụng trên xương: Hormon có tác dụng làm tăng mức giải phóng canxi từ xương vào máu bằng tác dụng lên sự biệt hóa và hoạt động cả các tế bào như: tế bào xương, tế bào tạo xương, tế bào hủy xương.
- Trên tế bào xương và tế bào tạo xương: Ở mô xương, PTH gắn với receptor trên màng tế bào xương và tế bào tạo xương. Quá trình gắn này sẽ làm hoạt hóa bơm Calci, làm tế bào xương và tế bào tạo xương sẽ bơm ion calci từ dịch xương vào dịch ngoại bào. Khi bơm này được hoạt hóa mạnh sẽ làm giảm nồng độ ion Calci trong dịch xương, khi bơm không hoạt động thì làm cho muối calci phosphate lại tiếp tục lắng động vào khuôn xương. (Trong xương, các tế bào xương và tế bào tạo xương lien hệ với nhau làm thành một hệ thống tế bào tiếp nối nhau trải khắp xương và bề mặt của xương chỉ trừ vùng tiếp giáp với các tế bào hủy xương.)
- Trên tế bào hủy xương: Do trên tế bào hủy xương không có receptor trực tiếp của PTH nên tác dụng trên tế bào này phải thông qua tế bào xương, tế bào hủy xương và tác dụng này thường xảy ra chậm hơn. Tác dụng thường trải qua 2 giai đoạn:
- Hoạt hóa ngay tức khắc các tế bào hủy xương sẵn có do đó làm tăng quá trình hủy xương để giải phóng ion calci vào dịch xương.
- Hình thành nên các tế bào hủy xương mới: tác dụng này sẽ xuất hiện sau vài ngày, lúc này các tế bào hủy xương mới tăng lên (có thể kéo dài hàng vài tháng dưới ảnh hưởng của PTH). Chính sự hủy xương mạnh làm xương bị rỗ và yếu hơn sẽ kích thích các tế bào xương và tạo xướng sửa chữa tổn thương. Do vậy ở thời gian lâu thì ở xương sẽ có sự gia tăng của cả ba loại tế bào nhưng dưới tác dụng của PTH thì bao giờ quá trình hủy xương cũng diễn ra mạnh hơn tạo xương.
2. Tác dụng trên thận:
- Làm giảm bài xuất ion calci ở thận.
- Làm tăng tái hấp thu ion Calci và Magie ở ống thận đặc biệt ở ống lượn xa và ống góp.
- Làm giảm tái hấp thu ion phosphate ở ống lượn gần do đó làm tăng đào thải ion phosphate ra nước tiểu.
>>> Các tác dụng trên sẽ làm tăng nồng độ ion calci và làm giảm nồng độ ion phosphate trong máu.
3. Tác dụng trên ruột: PTH hoạt hóa quá trình tạo 1,2 dihydroxycholecalciferol từ vitamin D3 (cholecalciferol) nên PTH có những tác dụng trên ruột như sau:
- Tăng tạo enzyme ATPase ở riềm bàn chải của tế bào biểu mô niêm mạc ruột.
- Tăng tạo chất vận tải ion calci ở tế bào niêm mạc ruột.
- Tăng hoạt tính enzyme phosphatase kiềm ở tế bào niêm mạc ruột.
>>> Cả ba tác dụng trên đểu làm tăng hấp thu ion calci và phosphate ở ruột.
4. Điều hòa bài tiết:
- Nồng độ PTH bình thường trong máu là vào khoảng dưới 50 pg/ml. Hormon được bài tiết nhiều hay ít tùy thuộc vào nồng độ ion calci và phosphate trong máu đặc biệt là ion calci. Chỉ cần giảm nhẹ nồng độ ion calci thi tuyến sẽ tăng tiết hormone ngay, và tình trạng giảm calci kéo dài có thể làm tuyến sẽ nở to ra còn nồng độ ion calci trong máu tăng thì hoạt động và kích thước của tuyến sẽ giảm.
- Suy tuyến cận giáp sau mổ có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Là tình trạng tuyến cận giáp không bài tiết đủ lượng PTH do giảm hoạt động chức năng của tuyến sẽ dẫn đến những rối loạn trong cơ thể do tình trạng giảm nồng độ ion calci gây ra.
- Biểu hiện: Ngưỡng kích thích của sợi thần kinh giảm xuống (xảy ra cả với sợi thần kinh cảm giác và vận động) do đó làm tăng đáp ứng thần kinh cơ.
- Thể nhẹ: Phát hiện nhờ làm nghiệm pháp Chvostek và Trousseau phát hiện dấu hiệu co cơ.
- Thể nặng: Xuất hiện các cơn tetany, gây co các cơ trong cơ thể nhưng quan trọng nhất là khi co thắt các cơ ở thanh quản gây ngừng thở nếu không cấp cứu kịp sẽ làm bệnh nhân chết.
- Xét nghiệm: làm xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ phát hiện tình trạng giảm nồng độ PTH, ion calci; nồng độ phosphate huyết tương tăng lên, giảm ở trong nước tiểu.
+++ Tiêm hóc môn tuyến cận giáp khi nào?
- Chỉ tiêm hóc môn tuyến cận giáp khi đã sử dụng canxi đường uống, vitamin D đường uống mà không hết tê và co quắp tay hoặc đã sử dụng canxi đường tiêm mà không đỡ và đặc biệt là sau mổ 3 tháng mà tình trạng tê tay, co quắp tay chân không đỡ thì sẽ sử dụng hóc môn tuyến cận giáp ( lúc này gọi là tổn thương tuyến cận giáp không hồi phục, tổn thương vĩnh viễn).
- Tổn thương tuyến cận giáp dẫn đến tê tay chân, có quắp tay chân, dẫn đến mất sức lao động, dẫn đến lo lắng, dẫn đến tự ti, dẫn đến buồn chán, dẫn đến mất việc...
- Hóc môn tuyến cận giáp sử dụng tiêm dưới da, dễ dàng sử dụng ( như tiêm insulin ở người đái tháo đường), tiêm hằng ngày, mỗi người sẽ có liều lượng khác nhau. Nếu tổn thương tuyến cận giáp vĩnh viễn thì phải tiêm hóc môn tuyến cận giáp suốt đời.
- Nếu sử dụng hóc môn tuyến cận giáp đúng cách thì sẽ giúp bệnh nhân trở lại sinh hoạt, công tác bình thường và hạn chế tác dụng phụ của hóc môn cận giáp.
- Tiêm canxi chỉ giải quyết đc nồng độ canxi trong máu để hết triệu chứng tê tay chân và co quắp tay chân, không giải quyết đc và thay thế được vai trò của hóc môn tuyến cận giáp.
- Tiêm canxi nếu không cẩn thận, chệch ven sẽ hoại tử chỗ tiêm rất đau.
- Uống và tiêm canxi nhiều rất dễ gây sỏi thận, nên uống nhiều nước.
Chỉ những người đi mổ tuyến giáp mà bị tổn thương tuyến cận giáp mới thấm thía và chịu đựng sự khổ sở suốt đời!
Bs Mai Văn Sâm 0912290206
Tại sao sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp rồi mà lại phải uống xạ để xóa mô giáp làm gì?
Tuyến giáp có 2 thùy, để tiết hóc môn tuyến giáp, hóc môn tuyến giáp vô cùng quan trọng với sức khỏe.
Khi bạn có khối u, ví dụ như u giáp, u vú..... lập tức bạn có suy nghĩ không biết có thuốc gì để làm chậm sự phát triển của u, thậm chí nhiều người còn muốn có thuốc để tan biến ngay u
Mọi người cứ nghĩ rất đơn giản là u nằm sát vỏ thì nguy hiểm, còn u nằm trong lòng tuyến giáp thì an toàn. Suy nghĩ như thế là sai hoàn toàn.
Đi khám ở nơi có Bs phải chuyên khoa, chuyên về ung thư tuyến giáp. Đặc biệt là chỗ khám không được đông, không được quá tải thì các Bs mới khám kỹ được, không bỏ sót tổn thương, đáng đồng tiền bỏ ra và thời gian đi khám bệnh của mình.
Bệnh di truyền là do cha mẹ truyền cho con qua trứng của mẹ và qua tinh trùng của bố.
Khi nghe tới từ hóc môn, nội tiết mọi người luôn luôn hỏi, liệu sau mổ tuyến giáp tôi có đẻ được nữa không?
Xét nghiệm u và hạch tức thì trong lúc mổ hay còn gọi là cắt lạnh trong lúc mổ
Màu của nhân hay còn gọi là âm của nhân khi sóng siêu âm đi qua, Ranh giới của khối u, Bờ của khối u, Vi vôi hóa, Trục của u, Tăng sinh mạch, Ngoài ra có thêm hạch cổ bất thường như mất rốn hạch, hạch có dịch, hạch có vi vôi.
Rất nhiều người bệnh lo lắng, có chỉ định nhổ răng số 8 mọc lệch, hoặc các răng hỏng nặng, đau nhiều, áp xe nhiều lần cần phải nhổ bỏ, nhưng khi đi khám răng thì các Bs không nhổ cho, Bs từ chối nhổ.