Xét nghiệm u và hạch tức thì trong lúc mổ hay còn gọi là cắt lạnh trong lúc mổ tức là khối u và hạch sẽ được đưa vào đông lạnh rất nhanh sau đó khối u sẽ cứng lại, tiếp theo đưa vào máy để cắt thành lát rất mỏng, cuối cùng là đưa vào kính hiển vi phóng to lên để bác sĩ chuyên khoa đọc xem là lành tính hay ác tính, hạch đã di căn chưa.
1. Ưu điểm của cắt lạnh trong khi mổ ( hay còn gọi là sinh thiết tức thì):
- Trong vòng 30 đến 40 phút đã biết được kết quả là lành tính hay ác tính thay vì phải chờ 7 đến 10 ngày.
- Có kết quả XN tức thì trong lúc mổ sẽ quyết định cắt như thế nào, lành tính thì chỉ cắt u hoặc bán phần thùy trong đó có u, như vậy sẽ không có chuyện cắt đại trà, cắt quá rộng, cắt nhầm hơn bỏ sót, cắt cả thùy, hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp.
- Có kết quả XN tức thì là ung thư 1 thùy nhưng chưa di căn hạch thì có thể chỉ cần cắt 1 thùy, bảo tồn đc 1 thùy còn lại.
- Có kết quả XN tức thì trong lúc mổ là ung thư có di căn hạch sẽ quyết định cắt toàn bộ tuyến giáp, như vậy sẽ không phải mổ lại dẫn đến lo lắng, tốn kém, mổ lại không sạch đc tổn thương vì rất dính khi đã mổ 1 lần, đặc biệt là mới mổ 10 đến 30 ngày.
2. Nhược điểm:
- Cần phải có 2 điều kiện là máy móc và Bs đọc tế bào giỏi, điều này ở các địa phương thường thiếu một hoặc cả hai.
- Trong quá trình xét nghiệm cần phải có thời gian, nhưng những chỗ mổ đông và quá tải thì họ lại không làm tất cả các trường hợp vì làm tất cả các trường hợp thì với tình trạng quá tải họ phải mổ đến đêm mới xong các ca mổ trong ngày. Các bệnh viện trung ương không làm được tất cả các trường hợp là vì thế.
- Trong quá trình mổ đòi hỏi Bs mổ phải có trình độ và thời gian để vét hạch để xét nghiệm tức thì. Nhưng Bs trẻ sẽ không có đủ trình độ để tìm hạch hoặc mổ quá tải sẽ không cho phép họ làm mất thời gian của các ca mổ khác.
- Cũng giống như các XN khác, không có xét nghiệm nào là chính xác, có ít trường hợp mặc dù xét nghiệm tức thì nhưng cũng không phát hiện đc ung thư hoặc di căn vì không lấy đúng u, hạch cần xét nghiệm hoặc trình độ Bs đọc không đảm bảo. Điều này là bất khả kháng.
- Mổ nội soi tuyến giáp qua đường miệng hiện tại không cho phép cắt toàn bộ tuyến giáp, chính vì thế cho dù có di căn hạch cũng chỉ cắt một thùy, dẫn đến phải mổ lại lần hai.
Chính vì các ưu và nhược điểm trên và đặc biệt là tình trạng quá tải trong khi mổ do đó sẽ dẫn đến các tình huống:
- Không đáng phải cắt nhưng sẽ được cắt toàn bộ.
- Những trường hợp đáng phải cắt toàn bộ vì có di căn hạch nhưng không phát hiện đc ngay trong khi mổ mà phải chờ 7 đến 10 ngày sau mới mổ lại là như thế.
- Bạn có thể mổ theo yêu cầu, bạn có thể đóng tiền theo yêu cầu nhưng đó chỉ là lý thuyết. Còn thực tế quá tải trong phòng mổ, quá tải của cả quy trình mổ thì bạn không thể yêu cầu được, bạn không thể kiểm soát được, bạn không thể làm chủ được, kể cả Bs mổ cũng bị vòng xoáy của quá tải nhấn chìm, cuốn phăng đi.
- Giả sử một ngày mỗi một phòng mổ có 10 ca mổ tuyến giáp, mỗi Bs sẽ mổ 1 đến 2 ca ( chưa kể các Bs trưởng khoa thường sẽ mổ 9 đến 10 ca mỗi ngày), mỗi ca nếu mổ suôn sẻ sẽ hết trung bình 1 tiếng, chưa kể có những ca kéo dài 4 đến 6 tiếng, không làm sinh thiết tức thì. Như vậy sẽ hết 10 tiếng đồng hồ mà thời gian làm việc trong ngày có 8 tiếng vậy nếu mỗi ca mất thêm 30 phút đến 40 phút làm sinh thiết tức thì, bạn thử cộng vào xem sẽ mất bao nhiêu thời gian cho 10 ca mổ, chưa kể thời gian họp hành, giao ban ký giấy tờ, tiếp khách, ăn uống, đi vệ sinh..... Như vậy theo bạn chất lượng mổ ở chỗ nào, yêu cầu ở chỗ nào. Tiền yêu cầu của bạn có xứng đáng?
- Chỉ có mổ không quá tải mới cho kết quả cuộc mổ gần như mong muốn.
- Tiền nhiều khi cũng không thể mua được thời gian và chất lượng mổ là vì thế.
- Nếu Bs không xây dựng quy trình và dành đủ thời gian cho người bệnh thì người bệnh phải có yêu cầu, đòi hỏi và áp lực riêng của mình đối với Bs để họ giảm số lượng các ca mổ trong ngày, đào tạo con người, mua máy móc để làm xét nghiệm tức thì trong lúc mổ, từ đó mới nâng cao chất lượng các cuộc mổ, hạn chế tai biến cho mình.
- Thấy đông mà lao vào khám, mổ như con thiêu thân, chỉ có thiệt cho mình thôi.
- Tỷ lệ phát hiện tình cờ khi lấy hạch làm sinh thiết tức thì trong lúc mổ là gần 50% các trường hợp. Tức là cho dù siêu âm trước mổ có hạch hay không có hạch thì lúc mổ cũng tìm hạch để làm xét nghiệm thì phát hiện có di căn gần 50% số ca mổ.
Bs Mai Văn Sâm 0912290206
Tại sao sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp rồi mà lại phải uống xạ để xóa mô giáp làm gì?
Tuyến giáp có 2 thùy, để tiết hóc môn tuyến giáp, hóc môn tuyến giáp vô cùng quan trọng với sức khỏe.
Khi bạn có khối u, ví dụ như u giáp, u vú..... lập tức bạn có suy nghĩ không biết có thuốc gì để làm chậm sự phát triển của u, thậm chí nhiều người còn muốn có thuốc để tan biến ngay u
Mọi người cứ nghĩ rất đơn giản là u nằm sát vỏ thì nguy hiểm, còn u nằm trong lòng tuyến giáp thì an toàn. Suy nghĩ như thế là sai hoàn toàn.
Tuyến cận giáp là một trong các tuyến nội tiết có kích thước rất nhỏ chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng có vai trò sống còn
Đi khám ở nơi có Bs phải chuyên khoa, chuyên về ung thư tuyến giáp. Đặc biệt là chỗ khám không được đông, không được quá tải thì các Bs mới khám kỹ được, không bỏ sót tổn thương, đáng đồng tiền bỏ ra và thời gian đi khám bệnh của mình.
Bệnh di truyền là do cha mẹ truyền cho con qua trứng của mẹ và qua tinh trùng của bố.
Khi nghe tới từ hóc môn, nội tiết mọi người luôn luôn hỏi, liệu sau mổ tuyến giáp tôi có đẻ được nữa không?
Màu của nhân hay còn gọi là âm của nhân khi sóng siêu âm đi qua, Ranh giới của khối u, Bờ của khối u, Vi vôi hóa, Trục của u, Tăng sinh mạch, Ngoài ra có thêm hạch cổ bất thường như mất rốn hạch, hạch có dịch, hạch có vi vôi.
Rất nhiều người bệnh lo lắng, có chỉ định nhổ răng số 8 mọc lệch, hoặc các răng hỏng nặng, đau nhiều, áp xe nhiều lần cần phải nhổ bỏ, nhưng khi đi khám răng thì các Bs không nhổ cho, Bs từ chối nhổ.