Khi nghe tới từ hóc môn, nội tiết mọi người luôn luôn hỏi, liệu sau mổ tuyến giáp tôi có đẻ được nữa không?
Xin thưa, đẻ hết trứng thì thôi.
Cơ thể có rất nhiều hóc môn, nội tiết mỗi loại hóc môn có tác dụng khác nhau, chứ không phải có mỗi hóc môn tuyến giáp như mọi người vẫn nghĩ, gọi là hệ thống nội tiết vì nội tiết tức là sản xuất ra hóc môn và bài tiết vào trong máu còn ngoại tiết tức là sản xuất ra dịch và đổ vào các ống tiêu hóa như ruột, dạ dày..., từ trên xuống dưới có các tuyến nội tiết như sau:
- Tuyến yên ở trên não sản xuất ra các hóc môn của tuyến yên, mỗi hóc môn của tuyến yên chỉ huy các tuyến khác nhau như tuyến giáp, tuyến thượng thận, vú, buồng trứng, tinh hoàn. Bản thân tuyến yên và các tuyến điều chỉnh hóc môn theo nhu cầu của cơ thể và theo cơ chế tự động, kiểm soát lẫn nhau, thiếu thì sản xuất nhiều, thừa thì sản xuất ít lại.
- Tuyến giáp ở cổ sản xuất ra hóc môn tuyến giáp ( có người nhầm với tuyến nước bọt sản xuất ra nước bọt, đổ vào trong miệng). Hóc môn tuyến giáp có rất nhiều tác dụng như chuyển hóa, điều hòa nhịp tim...hỗ trợ trong quá trình mang thai. Nếu uống hóc môn tuyến giáp đầy đủ theo nhu cầu của từng cơ thể thì người sẽ khỏe mạnh, ung thư tuyến giáp không tái phát và không ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
- Tuyến cận giáp nằm cạnh tuyến giáp sản xuất ra hóc môn tuyến cận giáp có tác dụng điều hòa lượng canxi trong cơ thể, nếu suy tuyến cận giáp sẽ dẫn đến tê và co quắp tay chân.
- Tuyến tụy ở trong ổ bụng sản xuất ra insulin để điều hòa đường máu. Tụy còn là tuyến ngoại tiết, tiết ra dịch tụy đổ vào ruột để tiêu hóa thức ăn.
- Tuyến thượng thận, nằm trên quả thận ở trong ổ bụng, sản xuất ra các hóc môn tuyến thượng thận, có rất nhiều tác dụng.
- Buồng trứng sản xuất ra hóc môn sinh dục nữ và sản xuất trứng hằng tháng.
- Tinh hoàn sản xuất ra hóc môn sinh dục nam và tinh trùng.
- Hóc môn buồng trứng, tinh trùng và tử cung quyết định chính vào quá trình mang thai.
- Các hóc môn khác giúp cơ thể khỏe và hỗ trợ quá trình mang thai.
- Ngoài ra còn vài tuyến nội tiết khác nữa.
Việc mang thai được hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhiều khi khám cả hai vợ chồng đều khỏe mạnh bình thường mà vẫn không có thai, chữa chạy khắp nơi, tốn kém rất nhiều vẫn không có con. Thế mà chỉ cần đổi gió như đi du lịch, đổi phong thủy, đổi tư thế... là lại có ngay sòn sòn, cái này nhiều khi là lộc trời cho , nếu để tự nhiên không được thì ta áp dụng phương pháp khoa hoc IUI , IVF... thoải mái tư tưởng đi các bác nhé.
**************************************
Mục giải đáp thắc mắc
Hiểu thế nào cho đúng!
- Bạn đã hiểu sai là người ung thư tuyến giáp thì phải làm các sàng lọc dị tật. Ung thư tuyến giáp không làm tăng dị tật ở thai nhi. Dị tật thai nhi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: gen di truyền của bố mẹ, bị cảm cúm trong 3 tháng đầu, bố mẹ tuổi cao...
- Bạn mang thai thì việc khám sản và sàng lọc dị tật là việc làm bình thường, định kỳ nhằm phát hiện sớm các dị tật, các Bs sản sẽ hướng dẫn chi tiết. Ngoài ra còn phải sàng lọc cả đái tháo đường thai kỳ, các Bs nội tiết sẽ hướng dẫn chi tiết.
- Nếu bạn đã mổ k giáp và đang phải uống hóc môn tuyến giáp thì bạn phải theo Bs có kinh nghiệm để điều chỉnh hóc môn tuyến giáp cho phù hợp với nhu cầu của mẹ và con, thường là phải tăng liều lượng thuốc hóc môn tuyến giáp lên. Hai tuần đến 1 tháng phải XN hóc môn tuyến giáp một lần thì mới điều chỉnh hóc môn tuyến giáp kịp với nhu cầu của mẹ và con.
- Tất cả các bà mẹ mang thai đều phải, đều nên sàng lọc dị tật thai nhi.
- Chúc các bạn có kiến thức và mẹ tròn con vuông!
******************************
Bác sĩ cho em hỏi người bị K giáp thì có được uống thuốc tránh thai hàng ngày không ạ? E nghe nói uống thuốc tránh thai là nguyên nhân gây nên k giáp?
Bs sâm trả lời:
1. Thế đàn ông không uống thuốc tránh thai sao vẫn bị ung thư giáp.
2. Thế những người con gái chưa chồng chưa uống thuốc tránh thai sao vẫn bị ung thư giáp.
3. Thế sao những phụ nữ có chồng, không uống thuốc tránh thai vẫn bị ung thư giáp.
4. Thế những người đã mãn kinh không uống thuốc tránh thai sao vẫn bị ung thư tuyến giáp.
- Mở hộp thuốc ra đọc kỹ xem tác dụng phụ của thuốc, tác hại của thuốc là gì.
- Không uống thuốc tránh thai, không đặt que tránh thai, không sử dụng bao cao su....thì có mà chửa suốt ngày, có đẻ kịp không nhỉ?
Bs Mai Văn Sâm 0912290206
Tại sao sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp rồi mà lại phải uống xạ để xóa mô giáp làm gì?
Tuyến giáp có 2 thùy, để tiết hóc môn tuyến giáp, hóc môn tuyến giáp vô cùng quan trọng với sức khỏe.
Khi bạn có khối u, ví dụ như u giáp, u vú..... lập tức bạn có suy nghĩ không biết có thuốc gì để làm chậm sự phát triển của u, thậm chí nhiều người còn muốn có thuốc để tan biến ngay u
Mọi người cứ nghĩ rất đơn giản là u nằm sát vỏ thì nguy hiểm, còn u nằm trong lòng tuyến giáp thì an toàn. Suy nghĩ như thế là sai hoàn toàn.
Tuyến cận giáp là một trong các tuyến nội tiết có kích thước rất nhỏ chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng có vai trò sống còn
Đi khám ở nơi có Bs phải chuyên khoa, chuyên về ung thư tuyến giáp. Đặc biệt là chỗ khám không được đông, không được quá tải thì các Bs mới khám kỹ được, không bỏ sót tổn thương, đáng đồng tiền bỏ ra và thời gian đi khám bệnh của mình.
Bệnh di truyền là do cha mẹ truyền cho con qua trứng của mẹ và qua tinh trùng của bố.
Xét nghiệm u và hạch tức thì trong lúc mổ hay còn gọi là cắt lạnh trong lúc mổ
Màu của nhân hay còn gọi là âm của nhân khi sóng siêu âm đi qua, Ranh giới của khối u, Bờ của khối u, Vi vôi hóa, Trục của u, Tăng sinh mạch, Ngoài ra có thêm hạch cổ bất thường như mất rốn hạch, hạch có dịch, hạch có vi vôi.
Rất nhiều người bệnh lo lắng, có chỉ định nhổ răng số 8 mọc lệch, hoặc các răng hỏng nặng, đau nhiều, áp xe nhiều lần cần phải nhổ bỏ, nhưng khi đi khám răng thì các Bs không nhổ cho, Bs từ chối nhổ.