Tuyến giáp có 2 thùy, để tiết hóc môn tuyến giáp, hóc môn tuyến giáp vô cùng quan trọng với sức khỏe. Nếu cắt toàn bộ tuyến giáp thì:
- Người bệnh sẽ mất tuyến giáp vĩnh viễn.
- Người bệnh sẽ phụ thuộc vào viên hóc môn tuyến giáp suốt đời.
- Người bệnh sẽ phụ thuộc vào bệnh viện, vào xét nghiệm, vào Bs để điều chỉnh suốt đời.
- Người bệnh sẽ tốn tiền cả đời, rất may thuốc hóc môn tuyến cũng rẻ.
- Người bệnh khi về già, bị lú lẫn sẽ phụ thuộc vào người thân để cho uống thuốc đến lúc chết.
+++ Khi còn trẻ thì mọi điều trên có thể không là vấn đề gì, nhưng theo thời gian là một vấn đề rất nan giải. Rất may ung thư tuyến giáp đại đa số nhẹ, chữa khỏi đc, nên cũng vơi bớt nỗi buồn.
1. Mổ bảo tồn có nghĩa là không cắt thùy, hoặc không cắt toàn bộ tuyến giáp.
- Trong trường hợp có u, nhân, nang lành tính mà kích thước to Bs mổ sẽ chỉ lấy u và lấy nhân, lấy nang mà không cắt thùy và không cắt toàn bộ tuyến giáp.
- Trong trường hợp ung thư 1 thùy, chưa di căn hạch, Bs sẽ chỉ cắt thùy bị ung thư.
- Trong trường hợp ung thư 1 thùy và có di căn dưới 5 hạch. Bs sẽ chỉ cắt 1 thùy và nạo vét hạch.
- Trong trường hợp ung thư 1 thùy và có di căn từ 5 hạch trở lên, lúc đó mới cắt toàn bộ tuyến giáp.
- Trong trường hợp ung thư 1 thùy, chưa di căn hạch, nhưng có thâm nhiễm vỏ thì có thể sẽ cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc cắt 1 thùy.
- Trong trường hợp ung thư 1 thùy, có thâm nhiễm thần kinh, khí quản, thực quản sẽ cắt toàn bộ tuyến giáp.
- Người bệnh nếu muốn mổ bảo tồn thì phải yêu cầu Bs. Người bệnh không muốn bảo tồn cũng phải có ý kiến với Bs.
+++ Như vậy người quyết định mổ như thế nào là bệnh nhân chứ không phải Bs vì người bệnh có quyền và tuyến giáp là của người bệnh chứ không phải của Bs.
- Nếu Bs không theo mong muốn của người bệnh thì tìm Bs khác, BV khác.
2. Vậy nếu cắt 1 thùy thì có bị tái phát không?
- Có. Bệnh nào cũng có thể bị tái phát, không bệnh nào chữa một lần khỏi vĩnh viễn, đặc biệt là ung thư.
3. Vậy cắt toàn bộ tuyến giáp thì có tái phát ung thư không?
- Có. Nếu bạn đã cắt toàn bộ tuyến giáp, bạn vẫn có thể bị tái phát những hạch di căn mà chưa phát hiện đc ở lần mổ đầu do chưa phát hiện đc vì hạch nhỏ, do chưa phát hiện đc vì siêu âm không kỹ, do không nạo vét sạch do Bs mổ.... Do rất nhiều nguyên nhân.
- Nếu bạn đã mổ cắt toàn bộ tuyến giáp và đã uống xạ, nhưng bạn vẫn có thể tái phát ung thư do hạch di căn không đáp ứng với xạ.
4. Vậy ai là người quyết định mổ như thế nào?
- Nếu Bs và bạn cùng quan điểm mổ bảo tồn trong trường hợp bảo tồn được thì nên trao đổi và trao thân cho nhau.
- Nếu Bs mổ không muốn bảo tồn trong trường hợp có thể bảo tồn đc nhưng người bệnh muốn bảo tồn thì như vậy không hợp nhau, nên chia tay nhau, tìm gặp Bs đẹp trai khác.
- Nếu Bs mổ muốn bảo tồn trong trường hợp bảo tồn được, nhưng người bệnh không muốn bảo tồn thì người bệnh nên suy nghĩ kỹ trước khi ký đơn ly dị anh tuyến giáp vĩnh viễn, mặc dù anh tuyến giáp ấy không đẹp trai, nhưng vẫn rất hữu dụng hằng đêm.
- Nếu trong trường hợp không thể mổ bảo tồn được vì tình trạng ung thư nặng hoặc thể ung thư nặng thì cả Bs và người bệnh nên thống nhất để chia tay anh tuyến giáp càng sớm càng tốt vì anh rất đẹp trai nhưng anh nghiện nặng e đành bỏ thôi để cứu lấy cuộc đời em.
+ Còn tình huống yêu đương éo le nào nữa các cụ cho thêm ý kiến nhé!
+ Bs là người chữa bệnh, nhưng tuyến giáp thì của người bệnh. Vậy ai là người có quyền?
- Cả hai đều có quyền.
- Bs có quyền nhưng vẫn phải trao đổi và hỏi ý kiến người bệnh.
+++ Như vậy: người bệnh mới là người quyết định cuối cùng đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của Bs.
- Nhưng người bệnh cũng cần phải tìm hiểu kỹ, cẩn thận, tự trang bị kiến thức cho riêng mình, không nên phó mặc sức khỏe và tính mạng của mình một cách dễ dãi, chủ quan, nhanh chóng cho ai đó mà chưa thực sự tin tưởng các cụ nhé!
+ Nhiều khi cả bs và người bệnh cũng không có quyền, mà người nhà, người thân của bệnh nhân lại là người quyết định mổ như thế nào.
+ Thời gian gần đây mổ có xu hướng bảo tồn, đặc biệt là lành tính thì không nên cắt toàn bộ tuyến giáp như một số BV, còn ung thư thì tùy thuộc vào quan điểm của từng Bs, từng người bệnh và từng người thân của người bệnh.
Bs Mai văn Sâm 0912290206
Tại sao sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp rồi mà lại phải uống xạ để xóa mô giáp làm gì?
Khi bạn có khối u, ví dụ như u giáp, u vú..... lập tức bạn có suy nghĩ không biết có thuốc gì để làm chậm sự phát triển của u, thậm chí nhiều người còn muốn có thuốc để tan biến ngay u
Mọi người cứ nghĩ rất đơn giản là u nằm sát vỏ thì nguy hiểm, còn u nằm trong lòng tuyến giáp thì an toàn. Suy nghĩ như thế là sai hoàn toàn.
Tuyến cận giáp là một trong các tuyến nội tiết có kích thước rất nhỏ chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng có vai trò sống còn
Đi khám ở nơi có Bs phải chuyên khoa, chuyên về ung thư tuyến giáp. Đặc biệt là chỗ khám không được đông, không được quá tải thì các Bs mới khám kỹ được, không bỏ sót tổn thương, đáng đồng tiền bỏ ra và thời gian đi khám bệnh của mình.
Bệnh di truyền là do cha mẹ truyền cho con qua trứng của mẹ và qua tinh trùng của bố.
Khi nghe tới từ hóc môn, nội tiết mọi người luôn luôn hỏi, liệu sau mổ tuyến giáp tôi có đẻ được nữa không?
Xét nghiệm u và hạch tức thì trong lúc mổ hay còn gọi là cắt lạnh trong lúc mổ
Màu của nhân hay còn gọi là âm của nhân khi sóng siêu âm đi qua, Ranh giới của khối u, Bờ của khối u, Vi vôi hóa, Trục của u, Tăng sinh mạch, Ngoài ra có thêm hạch cổ bất thường như mất rốn hạch, hạch có dịch, hạch có vi vôi.
Rất nhiều người bệnh lo lắng, có chỉ định nhổ răng số 8 mọc lệch, hoặc các răng hỏng nặng, đau nhiều, áp xe nhiều lần cần phải nhổ bỏ, nhưng khi đi khám răng thì các Bs không nhổ cho, Bs từ chối nhổ.